Join with us

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

ISO 22000 mang lại lợi ích xứng đáng cho doanh nghiệp

Việc ngày một nhiều các cơ sở áp dụng ISO 22000 sẽ mang lại được khá nhiều lơi ích hơn những tổ chức, doanh nghiệp không có áp dụng. Đây chính là một trong những lý do cần phải áp dụng từ sớm và bài bản ngay từ đầu cho các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nếu so với các lợi ích mà nó mang lại thì các chi phí này là rất đáng để “đầu tư”.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và loại bỏ mối nguy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ngày nay đang cần tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm từ khách hàng và cơ quan quản lý. Đồng thời, họ cũng phải đảm bảo đạo đức doanh nghiệp và lợi ích của mình. Việc lựa chọn phương pháp quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với sản phẩm, công nghệ, trình độ nhân viên và định hướng phát triển của doanh nghiệp là rất quan trọng để đảm bảo uy tín, cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. 

Một phương pháp tiếp cận được công nhận và áp dụng rộng rãi là "đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn" bằng cách loại bỏ và kiểm soát các mối nguy trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các mối nguy an toàn thực phẩm có thể là mối nguy về vật lý, hóa học và sinh học. Chúng có thể xuất hiện, tồn tại và phát triển trong quá trình hình thành sản phẩm thực phẩm, từ giai đoạn nuôi trồng, thu hoạch hoặc sơ chế, chế biến nguyên liệu thực phẩm, đến giai đoạn chế biến, bảo quản và vận chuyển thức ăn đến người tiêu dùng cuối cùng. Những mối nguy này có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến, và một trong số những hệ thống này là ISO 22000.

ISO 22000, hay Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, áp dụng cho mọi tổ chức liên quan đến sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lưu trữ, vận chuyển, dịch vụ phục vụ thực phẩm, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật liệu bao gói và thiết bị.

Tương tự như các hệ thống quản lý khác theo các mô hình hiện đại, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 hướng đến việc cải tiến liên tục từng bước và hoạt động. Thành công không đạt được ngay lập tức mà là kết quả của quá trình liên tục, không ngừng nỗ lực từ tất cả các bộ phận và sự kiên trì của toàn bộ nhân viên.

Để thực hiện thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000, có một số yếu tố quan trọng, bao gồm: Nhận thức chung của lãnh đạo và thành viên về vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng thực phẩm; Cam kết của lãnh đạo trong việc cung cấp nguồn lực cho việc xây dựng và duy trì hệ thống.

Nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công

ISO 22000 đưa ra yêu cầu rất toàn diện, có liên quan đến nhau, từ việc cung cấp, bố trí cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, môi trường đến kiến thức và nhận thức của cá nhân, quy trình sản xuất phù hợp, các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá... Hiển nhiên, một cơ sở áp dụng ISO 22000 có nhiều việc phải làm hơn so với những cơ sở không áp dụng tiêu chuẩn này, từ việc đầu tư đến huấn luyện, xây dựng quy trình, thực hiện giám sát... Xét từ góc độ đó rõ ràng cần có những chi phí nhất định cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu so với các lợi ích mà nó mang lại thì chi phí này là rất đáng đề “đầu tư”.

Chia sẻ với báo chí, đại diện Công ty cổ phần thực phẩm SANTA - doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng và đánh giá chứng nhận thành công theo tiêu chuẩn ISO 22000 cho biết: “Nhờ áp dụng ISO 2000 giúp chúng tôi vươn tới sự hoàn thiện trong cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Với chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của đơn vị đã được chấp nhận tại các chuỗi siêu thị lớn như Coopmart, MM Mega Market”.

Tại Công ty Nhựa Rạng Đông (Long An) - nhà máy bao bì nhựa hiện đại hàng đầu trong ngành bao bì nhựa tại Việt Nam - việc áp dụng ISO 22000 đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận cho doanh nghiệp. Đại diện Công ty chia sẻ: “Việc tối ưu hóa quá trình sản xuất nhờ áp dụng tích hợp hệ thống quản lý đã giúp quá trình sản xuất được phân tích các mối nguy, xác định rủi ro, cơ hội, các điểm kiểm soát tới hạn và đưa ra biện pháp kiểm soát thích hợp... dựa trên việc phân tích bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm cũng như các quá trình quản lý, tạo sản phẩm, góp phần đáng kể trong việc tiết giảm chi phí sản xuất, phòng ngừa sai lỗi hệ thống, giúp kiểm soát minh bạch quá trình sản xuất và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, sai lỗi được ngăn ngừa và tỷ lệ các lô hàng trả về giảm rõ rệt so với thời gian trước khi áp dụng ISO 22000:2018”.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét