Join with us

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

QUY TRÌNH THỰC HIỆN ISO 14001

Như đã biết, ISO 14001 mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, tạo ưu thế trong nhiều mặt như đối thủ cạnh tranh, kinh tế,.... Vậy một quy trình ISO 14001 hoàn hảo và đầy đủ bao gồm những bước gì? Được thực hiện như thế nào?

·       Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi:

Xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý môi trường trong tổ chức. Điều này bao gồm việc xác định các hoạt động, quy trình và địa điểm có liên quan đến môi trường.

·       Bước 2: Đánh giá tình trạng hiện tại:

Tiến hành đánh giá tình trạng hiện tại của tổ chức liên quan đến các yếu tố môi trường, bao gồm cả các khía cạnh như sử dụng tài nguyên, khí thải, nước thải, tiếng ồn, và các tác động khác lên môi trường.

·       Bước 3: Thiết lập dự án ISO14001:

Công ty tập hợp một cuộc họp để xây dựng mô hình Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.

·       Bước 4: Chọn ra các bộ phận chuyên môn:

-        Đưa quyết định ban đại diện lãnh đạo môi trường – EMR

-        Thiết lập Ban ISO

-        Chọn trưởng ban ISO

-        Thành lập bộ phận xử lý tình huống khẩn cấp.

·       Bước 5: Phân tích rủi ro và cơ hội:

Xác định và đánh giá các rủi ro và cơ hội liên quan đến môi trường trong hoạt động của tổ chức. Rủi ro có thể liên quan đến việc vi phạm quy định môi trường, hậu quả môi trường, hoặc uy tín của tổ chức. Cơ hội có thể là những lợi ích kinh tế và xã hội từ việc cải thiện hiệu suất môi trường.

·       Bước 6: Huấn luyện kỹ năng, nhận thức ISO 14001:2015.

Chuẩn bị chuyên gia đào tạo ISO 14001 nhằm đào tạo kiến thức cho Đại diện lãnh đạo môi trường, các thành viên thuộc bộ phận ban ISO và những thành viên liên quan khác. Trong quán trình đào tạo cần làm rõ những điều khoản, yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015, phương pháp, công cụ cần thiết để xây dựng Hệ thống quản lý môi trường. Sau mỗi khóa đào tạo sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra của chuyên gia.


·       Bước 7: Xây dựng chính sách và mục tiêu môi trường:

Phát triển chính sách môi trường của tổ chức, đặt ra mục tiêu cụ thể và thiết lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Chính sách môi trường nên phản ánh cam kết của ban lãnh đạo đối với bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định liên quan.

·       Bước 8: Xác định và triển khai các biện pháp kiểm soát:

Xác định các biện pháp kiểm soát cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tuân thủ các quy định môi trường. Các biện pháp này có thể bao gồm việc thiết lập quy trình làm việc, huấn luyện nhân viên, sử dụng công nghệ xanh, và giám sát hiệu quả.

·       Bước 9: Xây dựng chương trình đào tạo và nhận thức:

Xây dựng chương trình đào tạo và nhận thức để nâng cao nhận thức về quản lý.

·       Bước 10: Đo lường các thông số môi trường hiện tại:

Dựa vào những số liệu được thu thập từ ban đầu bao gồm những yếu tố về môi trường như: chất thải, nước thải, khí, tiếng ồn,..nhằm nắm rõ hiện trạng môi trường của tổ chức.

·       Bước 11: Trang bị đầy đủ công nghệ và cơ sở vật chất hạ tầng (nếu cần)

Công ty cần bảo trì, sửa chữa, điều chỉnh các cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi được đưa vào dự án.

·       Bước 12: Triển khai áp dụng ISO 14001:

·       Bước 13: Đào tạo đánh giá nội bộ

·       Bước 14: Đánh giá nội bộ và khắc phục giai đoạn 1:

Trong quá trình bắt đầu bước vào thiết lập đến cấp giấy chứng nhận. Tổ chức cần xem xét, đánh giá nội bộ về quy trình, không thiên vị, giấu lỗi để thảo luận tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời nhất.

·       Bước 15: Đánh giá nội bộ giai đoạn 2:

Việc đánh giá nội bộ 2 là việc kiểm tra lại những điểm chưa phù hợp trong quá trình xây dựng chứng nhận ISO 14001 và trong quá trình đánh giá của giai đoạn 1.

·       Bước 16: Nhận xét của lãnh đạo.

Mọi vấn đề được nhận định đều sẽ được lãnh đạo xem xét và trực tiếp đưa ra chỉ đạo.

·       Bước 17: Đăng ký chứng nhận ISO 14001

·       Bước 18: Đánh giá chứng nhận ISO 14001

·       Bước 19: Hành động khắc phục giai đoạn 2:

Báo cáo từu việc đánh giá giai đoạn 2 sẽ được gửi đến Tổ chức, mọi điểm còn vướng mắc, chưa phù hợp sẽ được khắc phục để quá trình được diễn ra theo đúng thời gian quy định và điều khoản.  

·       Bước 20: Nhận chứng chỉ ISO 14001

·       Bước 21: Duy trì chứng nhận ISO 14001:

Vì chứng nhận ISO 14001 chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm do đó Doanh nghiệp cần thực hiện lại cuộc đánh giá 3 năm 1 lần để duy trì giấy chứng nhận.

Ở trên là toàn bộ quá trình bao gồm tất cả những bước cần thiết nhất để thực hiện quy trình ISO 14001. Hi vọng rằng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp người đọc có thêm kiến thức về quy trình ISO 14001 để Doanh nghiệp tránh bỏ sót và làm sai quy trình thực hiện ISO 14001.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét