Tai nạn lao động hiện là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi đây chính là một tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đọc, được nghe đến nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra mà lý do một phần từ ý thức của cơ sở, doanh nghiệp không đào tạo, huấn luyện an toàn cho người lao động.
Để đảm bảo an toàn trước khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào, người lao động cần phải được tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Vậy, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa, mục đích như thế nào và đối tượng nào cần tham gia huấn luyện, trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu.Tại sao phải huấn luyện an toàn
Chấp hành theo quy định của pháp luật: Chính phủ ban hành các quy định về huấn luyện ATVSLĐ, điều này giúp người sử dụng lao động, người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Huấn luyện an toàn lao động sẽ giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức và có thể chủ động phòng tránh được những tác hại không mong muốn tiềm ẩn trong quá trình lao động cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp.
Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về thực hiện an toàn lao động sẽ giúp người lao động có thể làm việc tốt hơn, đúng những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện tốt các yêu cầu trong việc an toàn lao động sẽ giúp mang lại có hiệu quả thiết thực và lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các chi phí do sự cố máy móc và con người gây ra.
Một số quy định về luật an toàn lao động 2015
5.1. Quy định luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Luật An toàn lao động ngày 25/6/2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan.
5.2. Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.
5.3. Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về đầu tư và thủ tục của BLĐTBXH
Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH.
nghị định 36-2016-nđ-cp quy định luật an toàn lao động
Nghị định 36/2016/NĐ-CP quy định thi hành một số điều luật an toàn lao động
5.4. Quy định theo nghị định số 39/2016/NĐ-CP
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.
5.5. Quy định thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH huấn luyện an toàn lao động
Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
5.6. Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH danh sách công việc huấn luyện an toàn lao động
Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện an toàn lao động thường được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc nhân viên được đào tạo về an toàn lao động. Nội dung huấn luyện có thể bao gồm các khía cạnh sau:
Giới thiệu về quy tắc an toàn: Giải thích về các quy định, quy tắc và quy trình an toàn cần tuân thủ trong môi trường làm việc.
Nhận biết và đánh giá rủi ro: Hướng dẫn nhân viên nhận biết các nguy hiểm tiềm tàng và đánh giá rủi ro an toàn trong công việc của họ.
Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE): Đào tạo về cách chọn, sử dụng và bảo quản đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, áo phòng cháy, v.v.
Quản lý hóa chất và vật liệu nguy hiểm: Hướng dẫn về cách xử lý, lưu trữ và sử dụng an toàn các hóa chất và vật liệu nguy hiểm.
Phản ứng trong trường hợp khẩn cấp: Đào tạo về các biện pháp phòng ngừa và phản ứng đúng trong trường hợp xảy ra tai nạn, cháy nổ hoặc tình huống khẩn cấp khác.
Tổ chức và quản lý an toàn: Giúp nhân viên hiểu về quy trình kiểm tra, báo cáo và giám sát an toàn lao động, cũng như tư duy an toàn trong suy nghĩ và hành động hàng ngày.
Ý nghĩa của huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
• Về mặt chính trị: Xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
• Về mặt xã hội: Người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. An toàn, vệ sinh động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
• Về mặt kinh tế: Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động…
⇒ Như vậy thực hiện tốt công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ tạo kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét