ISO 9001 là Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng, do Tổ chức ISO ban hành, và có thể được áp dụng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức. ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực cho việc quản lý hệ thống chất lượng, chứ không phải chứng nhận cho chất lượng sản phẩm, và là tiêu chuẩn nền tảng cho những tiêu chuẩn quản lý khác của tổ chức ISO. Ngày nay, ISO 9001 được xem là giải pháp căn bản nhất để nâng cao năng lực bộ máy quản lý của tổ chức; và là một trong những điều kiện bắt buộc của không ít doanh nghiệp khi chọn nhà cung cấp.
ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng (gồm tất cả những nguyên tắc cơ bản để thành công trong kinh doanh):
- Hướng đến khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Lợi ích chủ yếu của ISO 9001 là gì?
- Minh chứng cam kết của tổ chức doanh nghiệp về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
- Đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức doanh nghiệp thực sự đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu về luật pháp và luật định áp dụng.
- Là chuẩn mực cho phép tổ chức doanh nghiệp đo lường được sự tiến bộ hướng tới việc cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp
- Phạm vi: Tất cả các yêu cầu của ISO 9001 có tính khái quát và nhằm thích hợp cho tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình hoặc quy mô, hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức: Tổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến mục đích và định hướng chiến lược của mình và ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng của mình đồng thời phải theo dõi và xem xét những vấn đề nội bộ và bên ngoài này.
- Sự lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết của mình đối với hệ thống quản lý chất lượng bằng những việc cụ thể.
- Tính hoạch định: Tổ chức phải nhận biết các rủi ro và cơ hội nhằm đưa ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện chính xác đồng thời kiểm soát được sự thay đổi có lợi.
- Sự hỗ trợ: Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì ISO 9001:2015 và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng
- Hoạt động hay vận hành: Tổ chức phải hoạch định, thực hiện và kiểm soát các quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đối với việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
- Đánh giá hoạt động: Tổ chức phải đánh giá kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng đồng thời lưu giữ thông tin dạng văn bản thích hợp làm bằng chứng cho các kết quả
- Cải tiến: Tổ chức phải xác định và lựa chọn các cơ hội cho cải tiến và thực hiện bất kỳ hành động cần thiết nào để đáp ứng các yêu cầu khách hàng và nâng cao thỏa mãn khách hàng.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét